Báo cáo giám sát chất lượng môi trường

Báo cáo giám sát chất lượng môi trường

Báo cáo giám sát chất lượng môi trường

BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ban hành và (có hiệu lực từ ngày 15/02/2020) quy định các doanh nghiệp chỉ phải thực hiện 01 báo cáo công tác bảo vệ môi trường (BVMT) và nộp vào cuối năm, thay vì thực hiện nhiều loại báo cáo như trước đây.

Vậy báo cáo công tác BVMT là gì? Đối tượng nào cần phải thực hiện? Tần suất và thời gian thực hiện


Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Dựa trên Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận, phê duyệt mà các dự án đi vào hoạt động sản xuất, vận hành thương mại sẽ có từng chương trình quan trắc môi trường định kỳ khác nhau. Với tần suất quan trắc dao động từ 3 tháng đến 6 tháng một lần, Chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành quan trắc chất lượng môi trường tại dự án và so sánh với các quy chuẩn hiện hành về khí thải, nước thải, môi trường làm việc,… Báo cáo quan trắc môi trường là báo cáo tổng hợp tất cả kết quả quan trắc định kỳ của doanh nghiệp, trong đó ngoài việc báo cáo kết quả quan trắc các bạn còn phải mô tả khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của dự án, nguồn phát thải và biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Hiện nay, Báo cáo quan trắc môi trường được thay thế bằng Báo cáo công tác bảo vệ môi trường, chỉ thực hiện 1 lần/năm. Bộ TNMT đã ban hành Thông tư 25/2019/TT-BTNMT (Điều 37) với mục đích kết hợp tất cả các loại báo cáo đơn lẻ thành một báo cáo. Thay vì hằng năm chúng ta phải thực hiện Báo cáo quan trắc môi trường, Báo cáo kết quả quan trắc nước thải/ khí thải tự động liên tục, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại, Báo cáo tổng hợp chất thải rắn công nghiệp – chất thải sinh hoạt, thì hiện nay tất cả báo cáo này sẽ được tích hợp vào Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Nộp Báo cáo công tác bảo vệ môi trường cho cơ quan nào?

Các cơ quan nhận Báo cáo công tác BVMT thông thường là Bộ TNMT, Sở TNMT, Phòng TNMT, Ban quản lý các KCN. Tuy nhiên, để đảm bảo nộp đúng nơi quy định, các bạn kiểm tra lại trong Báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch BVMT của dự án để biết được chính xác nơi cần nộp. Bên dưới là hướng dẫn sơ bộ (chỉ mang tính chất tham khảo):

 

Đối tượng

Nơi nhận Báo cáo công tác BVMT

Dự án thuộc đối tượng lập Báo cáo ĐTM cấp Bộ/ Sở (không nằm trong KCN)

– Bộ TNMT

– Sở TNMT

Dự án thuộc đối tượng lập Báo cáo ĐTM cấp Bộ/ Sở (nằm trong KCN)

– Bộ TNMT

– Sở TNMT

– Ban quản lý KCN

Dự án thuộc đối tượng lập Kế hoạch BVMT cấp Sở/ Phòng (nằm trong KCN)

– Sở TNMT

– Phòng TNMT

– Ban quản lý KCN

Dự án thuộc đối tượng lập Kế hoạch BVMT cấp Sở/ Phòng (không nằm trong KCN)

– Sở TNMT

– Phòng TNMT

 

Đối tượng, tần suất quan trắc môi trường?

Đối tượng và tần suất quan trắc môi trường như sau:

   

Đối tượng

Tần suất quan trắc môi trường

Dự án có tổng lưu lượng nước thải (theo tính toán tối đa hoặc công suất đã được phê duyệt) từ 20m3/ngày hoặc 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 3 tháng/lần

Dự án có tổng lưu lượng nước thải (theo tính toán tối đa hoặc công suất đã được phê duyệt) từ 20m3/ngày hoặc 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên và thuộc đối tượng phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường.

6 tháng/lần

 

Căn cứ quan trắc môi trường và lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

  • Luật Bảo vệ môi trường;
  • Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
  • Thông tư 25/2019/TT-BTNMT;
  • Chương trình quan trắc môi trường đã được phê duyệt trong ĐTM/ Kế hoạch BVMT/ Đề án BVMT.

Hồ sơ cần thiết phải có để lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Tuỳ thuộc vào nội dung báo cáo của bạn gồm những gì mà bạn sẽ chuẩn bị những hồ sơ khác nhau, bên dưới Chúng tôi liệt kê những hồ sơ tổng quan nhất mà một Báo cáo công tác BVMT cần phải có:

  • Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Giấy đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thay thế bằng: Hợp đồng thuê đất;
  • Quyết định phê duyệt ĐTM hoặc Đề án BVMT, Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch BVMT;
  • Kết quả quan trắc môi trường;
  • Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
  • Hợp đồng thu gom xử lý nước thải (nếu dự án nằm trong KCN), các hợp đồng về thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại;
  • Biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng;
  • Chứng từ thu gom xử lý chất thải nguy hại;
  • Giấy phép xả thải/ Giấy phép khai thác nước (nếu có);
  • Kết quả quan trắc môi trường khí thải/ nước thải tự động, liên tục.

Quy trình thực hiện Báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Đối với việc quan trắc chất lượng môi trường, doanh nghiệp cần lựa chọn những trung tâm phân tích môi trường đã được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động (Vimcerts, Vilas) hoặc các công ty tư vấn môi trường có hợp đồng hợp tác với trung tâm phân tích. Quy trình thực hiện Báo cáo công tác bảo vệ môi trường như sau:

  • Quan trắc môi trường định kỳ hàng quý theo quy định;
  • Thu thập giấy tờ, thông tin số liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 1 năm;
  • Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường, lập bảng và đối chiếu với các quy chuẩn hiện hành;
  • Đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải;
  • Tổng hợp, kiểm tra các biên bản bàn giao chất thải, chứng từ chất thải nguy hại;
  • Tổng hợp thông tin, lập báo cáo và trình nộp cơ quan chuyên ngành.

Thời gian lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

  • 7 – 10 ngày làm việc.

Tải về:     Hướng dẫn lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo Thông tư 25.2019 phụ lục VI.pdf

 

Quý khách có nhu cầu và cần tư vấn vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG DƯƠNG HUỲNH

528/5A Vườn Lài, Khu phố 2, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0949 82 52 62

Gọi điện SMS Chỉ Đường